Yêu cầu sinh thái đối với cây vải khi sản xuất theo quy trình VietGAP

Các loại đất như đất đỏ, đất vàng, đất cát pha, đất phù sa, đất thịt… cây vải đều có thể sinh trưởng và kết quả tốt.

CHAM SOC CAY VAI

 

Phê duyệt đề án dồn điền, đổi thửa xong trước ngày 30-8

1. Yêu cầu về nhiệt độ

Nhiệt độ là nhân tố chủ yếu tác động đến sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực của cây vải. Cây vải sinh trưởng tốt ở những vùng có nhiệt độ bình quân năm từ 21 – 250C. Giống chín muộn ở 00C và giống chín sớm ở 40C thì ngừng sinh trưởng dinh dưỡng. Khi nhiệt độ từ 8 – 100C thì khôi phục sinh trưởng, 10 – 120C sinh trưởng chậm, 210C trở lên sinh trưởng tốt, 23 – 260C sinh trưởng mạnh nhất.

Thể nguyên thuỷ của hoa vải là mầm hỗn hợp, có hoa, có lá. Nhiệt độ cao ức chế sự hình thành các cơ quan hoa mà thiên về sinh trưởng dinh dưỡng, thúc đẩy sự phát triển của lá. Trái lại, nhiệt độ thấp thúc đẩy sự phân hoá cành hoa nhỏ và cơ quan hoa, ức chế sự phát dục thể nguyên thuỷ của lá, thiên hướng về sinh thực.

Quá trình phân hoá mầm hoa vải liên quan chặt chẽ tới nhiệt độ, nhiệt độ từ 0 – 100C thuận lợi cho chùm hoa phân nhánh và phân hoá mầm hoa. Ở 11 – 140C cành hoa và lá đều có thể phát triển thành các chùm hoa có giá trị kinh tế, ở 18 – 190C trở xuống vẫn có thể hình thành chùm hoa nhỏ, nhiều lá nhưng không có giá trị về kinh tế.

Nhiệt độ còn ảnh hưởng tới tỷ lệ đực cái của hoa vải. Quan hệ giữa nhiệt độ bình quân ngày của tháng 1 – 2 và tỷ lệ phần trăm hoa cái trong năm có mối tương quan nghịch, R = – 0,86 có nghĩa là nhiệt độ càng thấp thì tỷ lệ hoa cái càng cao.

Ngoài ra, nhiệt độ còn ảnh hưởng tới thời kỳ nở hoa và sự phát triển của quả. Nhiệt độ bình quân hữu hiệu càng cao thì quả sinh trưởng phát triển càng nhanh, ngược lại, nhiệt độ thấp thì sinh trưởng của quả càng chậm. Nhiệt độ là một trong những nhân tố khí hậu chính không điều khiển được, nó quyết định diện tích trồng trọt và ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất cây trồng.

2. Mưa và độ ẩm

Những tháng mùa hè và mùa thu là thời gian cây vải sinh trưởng mạnh yêu cầu lượng nước lớn. Những tháng mùa đông, mưa nhiều, vải dễ phát lộc đông, không thuận lợi cho phân hoá mầm hoa. trong giai đoạn phân hoá mầm hoa, đủ nước thì tổng số hoa/chùm và số hoa đực/chùm giảm nhưng số hoa cái không bị ảnh hưởng nhiều nên tỷ lệ hoa cái tăng. Mưa nhiều trong thời gian hoa đang nở dẫn đến làm thối hoa, tỷ lệ đậu quả rất thấp có thể dẫn đến mất mùa.

Cây vải có nguồn gốc ở các vùng có lượng mưa hàng năm là 1.250 – 1.700 mm, độ ẩm không khí là 75 – 85% nên nó chịu được độ ẩm không khí cao ở thời kỳ sinh trưởng thân lá. Trong những tháng mưa nhiều, bộ lá cây vẫn xanh tốt. Vải kém chịu úng hơn các cây khác như ổi, táo ta, nhãn nhưng có khả năng chịu hạn tốt hơn. Tháng 11 – 12, cây vải cần thời tiết khô và rét để phân hoá mầm hoa

3. Ánh sáng

Cây vải cần ánh sáng chiếu quanh năm đặc biệt là thời kỳ hình thành, phân hoá mầm hoa, hoa nở và quả phát triển. Tổng số giờ chiếu sáng/năm từ 1.800 giờ trở lên là khá thích hợp đối với cây vải. Ánh sáng đầy đủ giúp cho quá trình quang hợp và đồng hoá các chất xảy ra được thuận lợi tăng tích luỹ chất dinh dưỡng, khả năng sinh trưởng và phân hoá mầm hoa cũng như ra hoa đậu quả tốt, số giờ chiếu sáng nhiều thì lượng hoa cái bình quân trên chùm tăng lên tương ứng.

4. Đất.

Cây vải thích nghi trên nhiều loại đất. Các loại đất như đất đỏ, đất vàng, đất cát pha, đất phù sa, đất thịt… cây vải đều có thể sinh trưởng và kết quả tốt. Rễ vải cộng sinh với nấm rễ, ưa đất có độ chua nhẹ.