Vì sao Dương Quý Phi lại ưa thích quả vải Việt Nam đến thế?

Cùng khám phá những bí mật thú vị xoay quanh quả vải – loại quả yêu thích của Dương Quý phi mà nhân dân nước ta hàng năm đã phải vất vả cống nạp sang Trung Quốc.

Vải là loại quả đặc trưng cho mùa hè ở nước ta. Trong tiếng Hán Việt, loại quả này có tên là “lệ chi”, được trồng rất nhiều ở các tỉnh phía bắc như Hải Dương, Bắc Giang.

 a2
Vải là loại quả ưa thích của Dương Quý phi

Từ xa xưa, Hán Vũ Đế đã sai đem cây vải từ Giao Chỉ (tức miền Bắc nước ta hiện nay), về trồng ở Trung Quốc. Tuy nhiên, trên đường vận chuyển, cây vải đã chết vì lạnh. Từ đó, vua Hán đã bắt nhân dân ta hàng năm phải cống nạp “lệ chi”.

Tới thời nhà Đường, tục lệ này vẫn được duy trì. Dương Quý phi – ái thiếp của Đường Huyền Tông – một trong tứ đại mỹ nhân Trung Quốc thích loại vải này đến nỗi người thời đó đặt tên ngoại hiệu cho vải là “phi tử tiếu” – tức nụ cười Dương Phi. Đường Huyền Tông vì cưng chiều bà nên thường xuyên bắt nhân dân phía Nam cống nạp vải về thành Trường An.

 1 (1)
Thời Đường, các vua Đường bắt nhân dân phải cống nạp vải vào cung đình

Đường vận chuyển xa xôi, ngựa có chạy hết tốc lực cũng không đảm bảo chất lượng vải còn tươi ngon như khi mới hái. Bởi vậy, người phu chuyên chở vải phải ướp vải tươi vào mật hoặc muối, sau đó vận chuyển hỏa tốc đến các dịch trạm, tại mỗi dịch trạm lại bổ sung thêm chất ướp cho vải tươi lâu hơn.

 4 (1)
Vận chuyển khó khăn khiến vải thời đó là thức quả chỉ dành cho vua chúa

Thời xưa, vải là một loại quả quý hiếm, chỉ vua chúa mới được ăn. Trong sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, quả vải được hết mực khen ngợi, đề cao: “mã ngoài như lụa hồng, tơ tía, thịt vải như thủy tinh, như giáng tuyết”. Tuy nhiên, người ta đang rộ lên nghi vấn xoay quanh việc liệu “lệ chi” cống Dương Quý Phi có xuất xứ từ Giao Chỉ (miền Bắc nước ta) hay từ một số tỉnh phía Nam Trung Quốc?

 vai to thanh ha
1-tac-dung-cua-vai-thieu-2-143333490
Cây vải 200 tuổi của cụ Hoàng Văn Cơm – Hải Dương

Ở nước ta, cây vải lâu đời nhất được 200 tuổi, là của cụ Hoàng Văn Cơm tại Thanh Hà, Hải Dương, trong một lần dự tiệc với người Hoa Kiều, cụ đã lấy về 3 hạt vải có gốc Thiều Châu (Trung Quốc) để ươm trong vườn nhà. Chỉ có 1 cây duy nhất sống được và cho quả rất ngon. Đó được coi là thủy tổ của tất cả các cây vải ở Việt Nam ngày nay. Sai số lịch sử quá lớn khiến người đời sau cho rằng, phần nhiều vải cống nạp được lấy từ các tỉnh phía Nam Trung Quốc chứ không phải miền Bắc Việt Nam.

 3 (1)
Dương Quý phi là “tín đồ” cuồng nhiệt của vải

Thời nhà Đường, người ta ưa chuộng thân hình đầy đặn, to béo của người phụ nữ. Ngoài vẻ đẹp bên ngoài, vải còn chứa lượng đường rất cao. Vì vậy, Dương Quý phi mới “tích cực” ăn vải để có được thân hình nở nang, mỡ màng. Ngoài ra, theo một số nghiên cứu, người đời xưa còn ăn vải để bổ sung năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch và sự hứng thú trong “chuyện ấy”…

 

Huyền Trang (Theo Khỏe & Đẹp)