Tuy mới bước vào mùa thu hoạch vải sớm được ít ngày nhưng đã có nhiều xe tải về cân vải khiến quang cảnh các xã khu Hà Đông (Thanh Hà) trở nên nhộn nhịp.
Gia đình bà Lê Thị Thược ở thôn Vĩnh Xá, xã Thanh Cường thu hoạch vải u hồng
Năng suất giảm
Gia đình ông Hoàng Quang Tĩnh ở thôn Hạ Vĩnh, xã Thanh Bính trồng 8 sào vải u hồng, ước thu hoạch 2 tấn quả, giảm khoảng 15% so với năm trước. Do thời kỳ ra hoa vải gặp mưa nhiều nên không đậu quả dẫn đến năng suất thấp. Có mối thu mua ổn định, ông Tĩnh bán vải u hồng với giá 20.000-25.000 đồng/kg, cao hơn ngoài thị trường từ 5.000-7.000 đồng/kg. Sản xuất theo quy trình VietGAP tuy mất công chăm sóc, nhưng đầu ra thuận lợi nên trừ chi phí gia đình ông Tĩnh vẫn thu lãi từ 40-45 triệu đồng. Thanh Bính là xã có nhiều vải sớm nhất khu Hà Đông. Riêng vải u hồng có hơn 200 ha, đang cho thu hoạch rộ, sản lượng ước đạt 1.300-1.500 tấn, giảm hơn 500 tấn so với năm 2014. Cũng giống như hộ ông Tĩnh, năng suất vải u hồng của gia đình bà Lê Thị Thược ở thôn Vĩnh Xá, xã Thanh Cường năm nay cũng giảm hẳn so với mọi năm. Với hơn 1 mẫu vải, gồm cả u trứng, u hồng, tàu lai và vải thiều, năm nay bà Thược chỉ ước thu khoảng 5 tấn, giảm gần 1 tấn so với năm trước. Tuy nhiên, do chăm sóc tốt nên quả có mẫu mã đẹp, quả to, giá bán cao. Đầu mùa bà Thược bán được 30.000-35.000 đồng/kg, hiện bán với giá từ 15.000-17.000 đồng/kg, loại trung bình từ 10.000 – 12.000, trừ chi phí gia đình bà vẫn thu lãi từ 30-35 triệu đồng. Xã Thanh Cường hiện có 180 ha vải sớm, trong đó có 70 ha vải u hồng, 50 ha vải tàu lai, còn lại là u trứng và vải thiều. Sản lượng năm nay ước đạt 1.000 tấn, giảm khoảng 400 tấn so với năm trước. Theo nhiều người trồng vải, tuy sản lượng vải sớm không cao nhưng năm nào cũng bán được giá. Vì thế, nông dân quan tâm chăm sóc, nâng cao chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo uy tín cho thương hiệu vải sớm ở Thanh Hà.
Gia đình ông Hoàng Quang Tĩnh ở thôn Hạ Vĩnh, xã Thanh Bính trồng 8 sào vải u hồng, ước thu hoạch 2 tấn quả, giảm khoảng 15% so với năm trước. Do thời kỳ ra hoa vải gặp mưa nhiều nên không đậu quả dẫn đến năng suất thấp. Có mối thu mua ổn định, ông Tĩnh bán vải u hồng với giá 20.000-25.000 đồng/kg, cao hơn ngoài thị trường từ 5.000-7.000 đồng/kg. Sản xuất theo quy trình VietGAP tuy mất công chăm sóc, nhưng đầu ra thuận lợi nên trừ chi phí gia đình ông Tĩnh vẫn thu lãi từ 40-45 triệu đồng. Thanh Bính là xã có nhiều vải sớm nhất khu Hà Đông. Riêng vải u hồng có hơn 200 ha, đang cho thu hoạch rộ, sản lượng ước đạt 1.300-1.500 tấn, giảm hơn 500 tấn so với năm 2014. Cũng giống như hộ ông Tĩnh, năng suất vải u hồng của gia đình bà Lê Thị Thược ở thôn Vĩnh Xá, xã Thanh Cường năm nay cũng giảm hẳn so với mọi năm. Với hơn 1 mẫu vải, gồm cả u trứng, u hồng, tàu lai và vải thiều, năm nay bà Thược chỉ ước thu khoảng 5 tấn, giảm gần 1 tấn so với năm trước. Tuy nhiên, do chăm sóc tốt nên quả có mẫu mã đẹp, quả to, giá bán cao. Đầu mùa bà Thược bán được 30.000-35.000 đồng/kg, hiện bán với giá từ 15.000-17.000 đồng/kg, loại trung bình từ 10.000 – 12.000, trừ chi phí gia đình bà vẫn thu lãi từ 30-35 triệu đồng. Xã Thanh Cường hiện có 180 ha vải sớm, trong đó có 70 ha vải u hồng, 50 ha vải tàu lai, còn lại là u trứng và vải thiều. Sản lượng năm nay ước đạt 1.000 tấn, giảm khoảng 400 tấn so với năm trước. Theo nhiều người trồng vải, tuy sản lượng vải sớm không cao nhưng năm nào cũng bán được giá. Vì thế, nông dân quan tâm chăm sóc, nâng cao chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo uy tín cho thương hiệu vải sớm ở Thanh Hà.
Thị trường tiêu thụ ổn định
Khoảng 3 năm trở lại đây, thị trường tiêu thụ vải sớm không còn bấp bênh như trước, phần lớn đưa vào miền Nam tiêu thụ. Ngoài ra, một số thành phố lớn của miền Bắc như Hà Nội, Hải Phòng cũng là những điểm tiêu thụ chính. Ông Lê Ngọc Lương, một thương lái buôn vải có nghề ở chợ Hệ, xã Thanh Bính cho biết: “Tôi có 2 điểm cân vải tại xã, mỗi ngày cân được hơn 10 tấn mang đi tiêu thụ tại thị trường miền Nam. Hiện tại, tôi đang đi thu gom vải ở các xã khu Hà Đông để cân cho đủ chuyến. Nhiều năm nay, thị trường miền Nam tiêu thụ tương đối ổn định”. Theo các thương lái, vải sớm chỉ rộ khoảng 1 tuần nữa là hết, nông dân sẽ chuyển sang thu hoạch vải tàu lai, vải thiều. Trên địa bàn huyện hiện có khoảng 20 điểm cân vải sớm, tập trung ở các xã khu Hà Đông. Huyện Thanh Hà có khoảng 1.300 ha vải sớm các loại, sản lượng ước đạt khoảng 12.000 tấn, thấp hơn năm ngoái từ 15-20%. Toàn huyện có hơn 1.000 ha vải sớm và vải thiều được sản xuất theo quy trình VietGAP. Để bảo đảm đầu ra cho sản phẩm, thời gian qua, UBND huyện Thanh Hà đã có nhiều biện pháp hỗ trợ nông dân. Ông Ngô Đức Vính, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà cho biết: Năm nay, sản lượng vải sớm tuy thấp hơn nhưng chất lượng vẫn được các doanh nghiệp đánh giá cao tại hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải, ổi, na tỉnh Hải Dương ngày 25-5 vừa qua. UBND huyện đã chỉ đạo các phòng chuyên môn như Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Bảo vệ thực vật huyện tích cực hướng dẫn sản xuất, thu hoạch vải đúng quy trình, ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch 10-15 ngày; hướng dẫn nông dân cách bảo quản vải… Phòng Kinh tế hạ tầng huyện đẩy mạnh công tác kiểm tra cân tại các điểm thu mua vải, bảo đảm quyền lợi cho nông dân. UBND huyện đã chỉ đạo Công an huyện tích cực giải tỏa các điểm ách tắc giao thông, bố trí, hướng dẫn các xe vào bãi đỗ để thu mua vải thuận lợi.
MINH NGUYỆT
Vải u hồng Thanh Hà bán tại các chợ ở TP Hà Nội chiều 27-5 với giá từ 20.000-25.000 đồng/kg, tại siêu thị Big C Thăng Long (Hà Nội) bán 25.000 đồng/kg, cao hơn so với cùng thời điểm này năm ngoái 3.000 đồng/kg. Tại TP Hồ Chí Minh vải u hồng được bán với giá từ 30.000-35.000 đồng/kg, cao hơn năm ngoái khoảng 5.000 đồng/kg. Nguyên nhân do người tiêu dùng Hà Nội và TP Hồ Chí Minh bắt đầu quan tâm đến chất lượng quả vải Hải Dương nên sức tiêu thụ mạnh hơn năm ngoái. Ngoài ra, do giá cước vận tải tăng nên tư thương đẩy giá bán tăng. |